Đau khớp gối (đau đầu gối) là tình trạng do thoái hóa khớp gối gây ra, thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi. Nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời, bệnh đau đầu gối ở người già có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Vậy nguyên nhân của đau khớp gối là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Và đau khớp gối cần được chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bên dưới.
1. Bệnh đau đầu gối ở người già
Khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất và chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó nó rất dễ bị tổn thương. Khớp gối là một loại khớp phức tạp, là nơi tiếp giáp của ba xương chính là: Xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân, hoạt động nhờ sự phối hợp của gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một mô trơn có bề mặt nhẵn, mịn giúp các khớp hoạt động trơn tru, đồng thời giữ vai trò chất đệm của khớp xương.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do viêm đau đầu gối ở người già. Tình trạng này xảy ra do phần sụn khớp bị bào mòn trở nên xù xì và thô ráp dẫn đến khớp xương cọ xát với nhau, ma sát nhiều gây đau đầu gối ở người già, sưng viêm khớp gối và cản trở vận động chi dưới.
Đau đầu gối ở người già là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh đau đầu gối ở người già có thể biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau đầu gối dai dẳng, hạn chế vận động, nặng sẽ gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời.
2. Nguyên nhân của bệnh đau đầu gối ở người già
2.1. Nguyên nhân cơ giới
- Chấn thương: Ngã, tai nạn giao thông tác động trực tiếp đến đầu gối gây căng dây chằng, giãn dây chằng đau khớp gối do sụn khớp và xương bánh chè bị trật.
- Sinh hoạt, làm việc chưa hợp lý: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,… sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.
- Ăn uống thiếu chất: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi, omega-3 khiến khớp gối yếu dần, dễ bào mòn.
- Thường xuyên dùng chất kích thích: Hút thuốc lá, ma túy, uống rượu, bia làm tăng nguy cơ đau đầu gối ở người già.
- Sự thay đổi thời tiết: thường xảy ra vào thời điểm giao mùa ở miền Bắc, cơ thể người già thường yếu, các khớp đặc biệt là khớp đầu gối thường đau dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.
- Sự thừa cân, ít vận động làm: Với người già có biểu hiện thừa cân, béo phì làm tăng áp lực cho xương sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp trong đó có bệnh đau đầu gối ở người già.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
- Thoái hóa khớp gối:
Khớp gối là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất do thường xuyên chịu áp lực của cả cơ thể và gây đau nhức âm ỉ. Do sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bôi trơn giảm dần và phần xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành các gai xương. Các gai xương này sẽ tì chạm vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức cho người bệnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu gối ở người già.
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn gây viêm đau khớp gối thường gặp nhất. Bệnh diễn biến mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối:
Túi hoạt dịch ở đầu gối bị rách gây viêm khớp gối, nhiễm trùng vết thương kèm theo đau đầu gối ở người già kéo dài.
- Viêm gân bánh chè:
Khi gân bánh chè tổn thương sẽ gây viêm tấy gân quanh khớp gối.
- Gút:
Đây là bệnh lý về xương khớp đau đớn nhất với biểu hiện đầu tiên là ở khớp ngón chân, khớp gối, khớp bàn tay. Nếu không điều trị tốt có thể biến chứng gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế. Từng đợt cấp của bệnh diễn ra khi giao mùa gây sưng tấy và nhức dữ dội, đau đầu gối ở người già.
2.3 Nguyên nhân khác:
Viêm khớp mạn tính, đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là cảm giác đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc vận động mạnh, sưng tấy đầu gối, khi chạm vào cảm thấy ấm, đặc biệt là khớp gối sẽ bị sưng to hơn và đau đầu gối ở người già sẽ xảy ra sau một thời gian dài không hoạt động, như khi thức dậy vào lúc sáng sớm.
3. Triệu chứng của bệnh đau đầu gối ở người già
Trong bệnh đau đầu gối ở người già cảm giác đau đầu gối âm ỉ là triệu chứng điển hình nhất tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đau khớp gối điển hình sau:
- Đau cơ học: Cơn đau đầu gối ở người già xuất hiện và đau dữ dội sau khi vận động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.
- Sưng, nóng khớp: Quá trình viêm khớp gối khiến vùng da tại đây bị sưng tấy, nóng hơn, nếu chạm tay vào thấy người già đau đầu gối dữ dội.
- Tê bì chân: Lực chân yếu dần do dây thần kinh bị chèn ép, khả năng vận động đi lại kém.
- Có tiếng lạo xạo: Những người già đau đầu gối, phần sụn khớp thường liên kết lỏng lẻo ảnh hưởng đến vận động của khớp, khi di chuyển có tiếng lạo xạo ở đầu gối, hay gặp khi leo cầu thang.
- Khớp co cứng: Khó co, duỗi chân thẳng vào buổi sáng. Buổi sáng khi ngủ dậy, bệnh nhân rất khó duỗi chân phải mất một khoảng thời gian làm nóng, mát- xa mới dễ chịu và hoạt động được bình thường
- Biến dạng khớp: Tình trạng đau khớp gối kéo dài sẽ khiến đầu gối biến dạng, hóp vào trong gây biến đổi hình dạng đầu gối.
- Triệu chứng đi kèm: Phần cẳng, bàn chân bị xanh xao, tái nhợt, các đường gân hiện lên rõ ràng, sờ vào luôn thấy lạnh. Cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Nhiều trường hợp người bệnh không thể đứng dậy đi lại được. Nếu không tìm cách chữa trị người bệnh mất khả năng di chuyển tạm thời.
4. Điều trị bệnh đau đầu gối ở người già
4.1. Điều trị đau đầu gối bằng Tây y
Nhóm thuốc không cần kê đơn: Thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol; thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen, Aleve. Khi bị đau khớp gối người bệnh có thể chủ động dùng thuốc này để giảm đau đầu gối ở người già nhưng không được lạm dụng vì có thể ảnh hưởng gan, dạ dày.
Nhóm thuốc bắt buộc kê toa: Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid; thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat. Những thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng vùng đau đầu gối ở người già và kháng viêm toàn diện.
4.2 Các phương pháp điều trị khác:
Biện pháp bổ trợ chữa đau khớp gối: Sử dụng laser độ IV, sóng cao tần, siêu âm để thúc đẩy quá trình kháng viêm, giảm đau đầu gối ở người già nhanh. Những biện pháp trên đều là biện pháp không xâm lấn nên người bệnh có thể yên tâm áp dụng.
Phẫu thuật: Phẫu thuật khớp gối được chỉ định khi tình trạng đau đầu gối ở người già nặng, điều trị nội khoa không có hiệu quả. Người bệnh được thực hiện phẫu thuật nội soi làm sạch, thay khớp để loại bỏ viêm khớp gối và các tổn thương.
4.3 Điều trị đau đầu gối bằng thuốc Nam
- Hạt gấc: Đem hạt gấc nướng lên và ngâm cùng 2 lít rượu khoảng 1 tháng. Dùng rượu thuốc xoa bóp phần đầu gối đau nhức.
- Mù tạt + mật ong: Trộn đều mù tạt, mật ong và muối hột chữa với tỷ lệ 1:1:1, thoa lên vùng đầu gối bị đau, để cố định qua đêm.
- Chữa đau khớp gối bằng mật gấu: Rửa sạch 8 lá mật gấu, xay nhuyễn hòa cùng bia, uống 2 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối.
- Ngải cứu: Ngải cứu giã nát cùng với muối, sao nóng lên, rồi đắp lên đầu gối trong khoảng 15 phút.
- Dùng lá lốt: có thể dùng làm rau ăn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-12g. Lá lốt có thể sắc uống riêng hoặc sắc cùng với rễ cỏ xước cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
4.4 Điều trị đau đầu gối bằng vật lý trị liệu
- Châm cứu: Châm cứu có tác dụng đả thông kinh lạc, giảm đau đầu gối ở người già nhanh chóng.
- Bấm huyệt: giúp kích thích huyệt đạo sản sinh chất giảm đau hiệu quả.
- Tắm bùn, suối khoáng: Có tác dụng làm triệu chứng đau đầu gối ở người già được thư giãn, giải phóng áp lực đầu gối, tránh tình trạng viêm khớp gối hoặc nhiễm trùng khớp gối.
Đau đầu gối ở người già là tình trạng gần như không thể tránh khỏi, đặc biệt từ sau tuổi 30 khi quá trình phát triển đã chấm dứt thay vào đó là quá trình lão hóa. Vì vậy, mỗi người cần chăm sóc và nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn để dự phòng và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Khi có triệu chứng bị đau đầu gối ở người già, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.