Thoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, cũng là căn bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay. Bài viết này sẽ giải giúp đáp đầy đủ các thắc mắc về thế nào là thoái hóa khớp gối, nguyên nhân và cách điều trị
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các biểu hiện của thoái hóa khớp như thay đổi hình thái, sinh hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới (chiếm 80% trên tổng ca mắc bệnh).
2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối
Dựa vào nguyên nhân, thoái hóa khớp gối được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Từ 2 loại nguyên nhân này chúng ta cũng có thể biết được đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
2.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đây là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối. Do một số yếu tố sau:
- Do tuổi tác: bệnh thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi). Bệnh phát triển chậm ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi cao các sụn khớp gối bị bào mòn, khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.
- Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (mãn kinh, đái tháo đường): khi nội tiết cơ thể thay đổi làm giảm đi lượng nội tiết tố (nữ) trong cơ thể gây ra các bệnh lý về xương khớp.
- Do di truyền: những người mà có người trong gia đình quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao mắc.
2.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát
Thoái hóa khớp gối thứ phát thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra gồm:
- Giới tính và hormone: bệnh hay gặp ở nữ giới, có thể liên quan đến hormon estrogen
- Chủng tộc: trong một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ THK gối ở nữ giới là người Mỹ gốc Phi cao hơn chủng tộc khác (nhưng không đúng với nam giới)
- Do các chấn thương: các chấn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân, túi hoạt dịch quanh khớp gối khiến trục khớp thay đổi. Một số chấn thương phổ biến như: rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp, can lệch…
- Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.
- Dinh dưỡng: thiếu vitamin D cũng góp phần nguy cơ thoái hóa khớp gối
- Do bẩm sinh: một số trường hợp người bị thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh như khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi…
- Do tổn thương viêm khác tại khớp gối như viêm khớp thấp (bệnh tự miễn, ảnh hưởng tất cả các khớp cơ thể, trong đó có khớp gối), viêm cột sống dính khớp, viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp…
3. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối
3.1. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh
Có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối dựa trên những triệu chứng sau:
- Đau khớp gối: Cơn đau thường âm ỉ và có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế bất lợi.Ở giai đoạn sau nặng hơn sẽ đau mạnh hơn và liên tục. Các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao và áp suất không khí giảm. Khi đó chỉ cần cử động nhỏ người bệnh cũng có thể bị đau nhức tại khớp suốt cả ngày thậm chí nhiều ngày
- Cứng khớp gối: Sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy không thể cử động được các khớp bị đau. Lúc đó, phải dừng vận động tầm 10-30 phút để tình trạng cứng khớp giảm dần. Thoái hóa khớp càng nặng thì cứng khớp càng dai dẳng hơn.
- Tuổi từ 38 trở lên.
- Cảm giác lục khục khi cử động khớp.
- Dịch khớp là dịch thoái hóa.
- Tràn dịch khớp gối
- Đầu gối bị biến dạng do có gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoái vị màng hoạt dịch.
3.2. Chẩn đoán dựa theo phương pháp thăm dò hình ảnh
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối bằng phương pháp thăm dò hình ảnh khớp gối với các phương pháp ngoại khoa như:
- Chụp X-quang sẽ xác định được từng giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn 1: Nghi ngờ có gai xương hoặc gai xương nhỏ bắt đầu xuất hiện.
- Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ rệt
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
- Giai đoạn èm theo xơ xương dưới sụn khớp.
- Siêu âm khớp gối: bằng cách này có thể đánh giá được tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo được độ dày của sụn khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa.
- Chụp cộng hưởng từ: Quan sát được tình trạng khớp gối 3 chiều, phát hiện rõ các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
- Nội soi khớp gối: phương pháp quan sát trực tiếp các tổn thương của thoái hóa khớp gối.
4. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Gồm:
Điều trị nội khoa: Vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, suối khoáng…), điều trị bằng thuốc, cấy ghép tế bào gốc…
Điều trị ngoại khoa: Nội soi khớp như cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn. Phẫu thuật thay bằng khớp nhân tạo: áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên.
Trong quá trình điều trị cần kết hợp tuân thủ những nguyên tắc điều trị như:
- Giảm đau trong các đợt tiến triển
- Phục hồi chức năng vận động của khớp
- Hạn chế và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp
- Xem xét kỹ để tránh các tác dụng xấu từ thuốc điều trị.
Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cũng đạt được những kết quả mới. Và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh là an toàn nhất, hiệu quả nhất, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và đảm bảo hiệu quả lâu dài. Huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được chiết tách trực tiếp từ chính máu của bệnh nhân, do đó phương pháp này đạt độ an toàn cao, cũng như quá trình điều trị nhẹ nhàng, cùng với chi phí hợp lý.